Hiển thị các bài đăng có nhãn domain. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn domain. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Cập Nhật Bản Vá Lỗi Cho VPS Linux Khi Phát Hiện Lỗi Bảo Mật Ghost

Một lỗi bảo mật khá nghiêm trọng có tên là Ghost vừa mới được phát hiện. Tất cả các hệ điều hành Linux đều bị ảnh hưởng. Nếu bạn đang dùng VPS Linux thì hãy cập nhật bản vá lỗi theo hướng dẫn dưới đây.


Theo trang thehackernews.com, một lỗ hổng rất quan trọng đã được phát hiện trong thư viện GNU C (glibc), một phần được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các bản phân phối Linux, có thể cho phép kẻ tấn công thực thi mã độc hại trên máy chủ từ xa và chiếm quyền kiểm soát máy Linux.

Lỗ hổng này, được đặt tên là “Ghost” và được đặt mã là  CVE-2015-0235, đã được phát hiện và công bố bởi các nhà nghiên cứu bảo mật từ Redwood Shores, hãng bảo mật Qualys trụ sở tại California vào thứ ba.

GHOST được coi là quan trọng bởi vì tin tặc có thể khai thác nó để âm thầm giành quyền kiểm soát hoàn toàn của một hệ thống Linux mục tiêu mà không cần bất kỳ kiến thức về thông tin hệ thống (tức là mật khẩu quản trị).

Những Linux Distro nào bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng này? Hầu như tất cả các distro phổ biến bao gồm CentOS 6 & 7, Debian 7, RHEL 6 & 7, Ubuntu 10.04 & 12.04. Vậy làm thế nào để vá lỗ hổng.

GHOST?

Cách vá lỗ hổng GHOST rất đơn giản, bạn chỉ cần chạy lệnh update hệ thống là được. Hãy login SSH vào tài khoản root và chạy lệnh :

Trên Debian và Ubuntu
apt-get update && apt-get dist-upgrade
 Trên Centos và RHEL
yum update glibc

Sau khi update xong, bạn hãy reboot lại VPS để bản vá lỗi được cập nhật

reboot

Như vậy tiến trình cập nhật bản vá lỗi cho VPS Linux đã hoàn thành và VPS của bạn đã được an toàn.

Lựa Chọn Tên Miền Như Thế Nào Là Tốt Nhất Và Phù Hợp Nhất?

Quy tắc 1 : Chọn tên miền ngắn là tốt nhất

Hiện nay để đăng kí một tên miền ngắn là rất khó vì hầu hết các tên miền đã được đăng kí, nhưng các nhà tư vấn tên miền hàng đầu thế giới cũng như chúng tôi luôn khuyên bạn nên chọn một tên miền ngắn nhất có thể. Vì tên miền ngắn là dễ nhớ, dễ nhập địa chỉ...
VD: URL.vn, 24h.com.vn, zing.vn..


Quy tắc 2 : Tạo tên miền dễ nhớ

Để chọn một tên miền mà ngay lần đọc đầu tiên mọi người có thể nhớ là cả một quá trình lựa chọn sàng lọc rất khó, do đó khi chọn tên miền ta nên ưu tiên chọn tên sao cho thân thiện không xa lạ, dễ phát âm và dễ nghe để khi đọc qua điện thoại hay trò chuyện trực tiếp người nghe sẽ không quên. Ngoài ra những tên miền ngộ nghĩnh thì cũng dễ nhớ (Webbee.com,...). Toàn bộ các tên miền đều có một mục đích chung đó là mọi người luôn nhớ đến.

Quy tắc 3: Tên miền không gây nhầm lẫn

Nếu bạn muốn xây dựng cho mình một website có thương hiệu vững mạnh thì không nên dùng tên miền gần với tên miền đã có hay tương tự. Một mặt là để tránh rắc rối với tên miền tương tự khi tên miền giống đó là một thương hiệu đã được đăng kí.

Quy tắc 4: Tránh tên miền dễ viết sai

Rất dễ viết sai một tên miền nếu nó quá dài hoặc phức tạp. Nếu tên miền của doanh nghiệp bạn dài hoặc, rắc rối bạn sẽ mất đi nhiều khách hàng. Thậm chí còn nguy hiểm hơn là việc bị chính những đối thủ cạnh tranh hay một số kẻ lợi dụng để thu lượng khách hàng vào website của họ.

Quy tắc 5: Tên miền phải miêu tả hoạt động của doanh nghiệp

Đây là điều rất khó nhưng lại rất rõ ràng và hiển nhiên. Nếu bạn không thể tìm chính xác tên miền cho doanh nghiệp của bạn, đừng bỏ cuộc. Hãy thử tìm một tên nói lên chức năng, công việc chính hay mô tả tính độc đáo của doanh nghiệp bạn. Nếu hoạt động chính của cửa hàng bạn là thời trang và chuyên về độ tuổi trung bình trở lên thì tên phù hợp sẽ là thoitrangquyba.com. Bạn cũng có thể xem xét khả năng dùng các tên miền có phần đuôi là .BIZ, .INFO nếu không tìm được tên có phần đuôi .COM,.NET,.ORG.

Quy tắc 6: Chọn tên miền sao cho phù hợp với đối tượng khách hàng

Đối với bất kì tên miền nào thì mục tiêu chính chính là khách hàng. Ta có thể chia làm 3 nhóm khách hàng chính:

-  Khách hàng ngoài quốc gia: đây là nhóm khách hàng đã quá quen với tên miền quốc tế ( .com, .net, .org...) nên khi chọn ta nên tìm một tên miền có đuôi quốc tế.

- Khách hàng chỉ trong quốc gia: Với nhóm này thì theo rất nhiều chuyên gia khuyên bạn nên dùng tên miền quốc gia (.vn, .uk...)

- Khách hàng cả trong và ngoài nước : Tùy thuộc vào đặc trưng của công ty bạn hoạt động trong lĩnh vực gì mà ta có sự chọn lựa phù hợp. Như lĩnh vực đặc trưng mà chỉ có trong nước (đồ gỗ,làng nghề) nên xem xét tên miền quốc gia.Còn với hoạt động chung trên thế giới thì ta nên chọn tên miền quốc tế.


Cách Kiểm Tra Domain, Check Tên Miền Quốc Tế

Kiểm tra domain và check tên miền trước khi đăng ký là công đoạn cuối cùng trước khi mua domain để làm website hay blog.

Sau khi đã có được một danh sách từ khóa chính thì chúng ta sử dụng những từ khóa đó để kiểm tra xem liệu domain, tên miền mà mình muốn đăng ký có còn hay không. Hay đã bị đăng ký rồi không? Và nếu còn thì số tiền mình cần phải trả là bao nhiêu? Và nên đăng ký tên miền loại nào là hợp lý nhất.


Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách kiểm tra và check tên miền hiệu quả và tốt nhất.

– Hiện tại có nhiều cách để check tên miền/domain quốc tế nhưng mình xin giới thiệu đến bạn một số cách đơn giản sau đây:

Lưu ý: Không nên check tên miền/domain quốc tế tại các nhà cung cấp dịch vụ trong nước. Do tên miền của bạn chưa kịp đăng ký có thể bị chính các nhà cung cấp tên miền này đăng ký trước bạn sẽ bị mất tên miền đẹp ngay lập tức.

– Đề xem tên miền đã được cung cấp hay chưa? Và hiện đang được quản lý bởi nhà cung cấp nào thì bạn làm theo:

Cách 1: Truy cập vào trang : http://www.internic.net/whois.html sau đó bạn gõ tên miền domain mà mình muốn kiểm tra vào hộp:

– Sau đó chọn ” Submit” Để đưa ra kết quả là domain đã được đăng ký hay chưa.

Cách 2: Bạn truy cập vào một trang công cụ nữa là trang : http://whois.webrankstats.com/ tại đây bạn cũng làm tương tự như trên:

Cách 3: Bạn truy cập vào trang http://www.godaddy.com đây là nhà cung cấp dịch vụ tên miền nổi tiếng và uy tín hàng đầu thế giới:

– Nếu bạn muốn tìm một domain riêng lẻ thì : Bạn gõ trực tiếp domain cần tìm vào ô tìm kiếm rồi chọn “Seach Domain”  ngay sau khi chọn kết quả sẽ hiện ra:

– Nếu báo là: ”  Good news, this domain is available” thì tên miền chưa được đăng kỹ bạn có thể đăng ký được.

– Nếu thông báo là: ” Sorry…domain.. is already taken” thì có nghĩa domain đã được đăng ký trước rồi

- Ngoài ra nếu bạn muốn check danh sách nhiều từ khóa 1 lúc và check nhiều loại tên miền khác nhau thì bạn có thể truy cập vào : http://www.godaddy.com/bulk-domain-search.aspx?ci=8991

– Tại đây bạn chỉ cần nhập danh sách các từ khóa viết liền theo từng dòng. Sau đó bạn chọn loại domain tên miền với các đuôi khác nhau như .com, .net,.org,.us,.mobi…

– Cuối cùng bạn chọn “GO” để check domain. Sau đó kết quả sẽ hiện ra 1 bảng thông báo nếu tên miền/domain nào đã được đăng ký hay chưa.

Vậy là xong công đoạn kiểm tra tên miền còn hay mất giúp bạn, khi tạo được cho mình một domain đẹp vừa ý mà chưa bị đăng ký thì hãy nhanh tay nạp tiền vào tài khoản thẻ Visa hoặc tài khoản Paypal để còn chuẩn bị cho việc đăng ký tên miền quốc tế với các nhà cung cấp nước ngoài mình sẽ hướng dẫn ở bài sau nhé!

Chúc các bạn vui vẻ và thành công hơn nữa




Các Kiểm Tra Domain, Check Tên Miền Việt Nam

Kiểm tra domain và check tên miền trước khi đăng ký là công đoạn cuối cùng trước khi mua domain để làm website hay blog.

Sau khi đã có được một danh sách từ khóa chính thì chúng ta sử dụng những từ khóa đó để kiểm tra xem liệu domain, tên miền mà mình muốn đăng ký có còn hay không. Hay đã bị đăng ký rồi không? Và nếu còn thì số tiền mình cần phải trả là bao nhiêu? Và nên đăng ký tên miền loại nào là hợp lý nhất.


Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách kiểm tra và check tên miền hiệu quả và tốt nhất.

Check kiếm tra tên miền domain tiếng Việt:

Bước 1: Bạn truy cập vào trung Trung Tâm Internet Việt Nam VNNIC theo địa chỉ: 
http://www.vnnic.vn/

Bước 2: Tìm đến và click vào “phần tra cứu tên miền” sẽ chuyển đến địa chỉ: 
http://www.vnnic.vn/tenmien/whois

Bước 3: Tiến hành đăng ký hoặc thay đổi domain/tên miền khi bị đăng ký trước.

– Nếu tên miền bạn muốn đăng ký chưa được cấp phát thì bạn có thể đăng ký được và chọn đến nhà cung cấp tên miền domain quốc gia Việt Nam theo đường link ở dưới.

– Nếu tên miền của bạn đã được cấp phát và đăng ký trước thì công việc của bạn là phải điền từ khóa vào tìm lại từ bước 1 như trên cho tới khi nào tìm thấy được domain ứng ý mà chưa bị đăng ký.

– Hoặc bạn có thể vào trực tiếp trang chủ website của các nhà cung cấp dịch vụ mà bạn quan tâm rồi tích chọn vào mục ” Tên miền – chọn Đăng ký mới tên miền – Nhập từ khóa viết liền và kiểm tra tên miền xem đã tồn tại hay chưa? Rồi đăng ký một cách nhanh chóng.


Danh Sách Những Nhà Đăng Ký Tên Miền Quốc Tế Tốt Nhất 2015

Bạn quan tâm về domain quốc tế và có nhu cầu đăng ký luôn tại nước ngoài, vậy bạn đã biết nhà đăng ký nào uy tín nhất chưa? Sau đây mình xin chia sẻ cho bạn danh sách bảy nhà đăng ký tên miền quốc tế đáng tin cậy tốt nhất.

Qua bài viết này mình chia sẻ dành cho những người bắt đầu bước vào thế giới tên miền để bắt đầu cài đặt làm webblog, dành cho những người bắt đầu làm chủ doanh nghiệp muốn bảo vệ thương hiệu tên công ty qua tên miền, dành cho những người đã đang tìm kiếm nhà đăng ký tên miền và dành cho tất cả những ai quan tâm đến tên miền.

Giả sử bạn muốn kinh doanh và muốn pháp luật bảo hộ thì phải đến cơ quan thường là Sở kế hoạch đầu tư xin cái Giấy phép. Còn bạn muốn mua tên miền thì chọn nhà đăng ký tên miền để họ cấp cho chúng ta tên ấy (domain) và giúp ta quản lý công việc. Dưới đây là bảy nhà đăng ký tên miền quốc tế uy tín


1. Yahoo small business

Yahoo đã quá nổi tiếng dịch vụ mail, blog, messenger nhưng ít ai biết họ cũng khá đình đám trong việc cung cấp đăng ký tên miền.

- Giao diện quản lý 8/10: đơn giản dễ sử dụng cập nhật DNS khoảng 10 phút kể từ khi thay đổi.

- Phí gia hạn 4/10: Thường giá mua khởi điểm từ 0.99$ đến 15$ cho năm đầu tiênn hưng khi gia hạn năm tiếp theo lại mất 34$, cách giải quyết là sau khi muaxong đợi sau 2 tháng từ ngày mua và trước 2 tháng tính từ ngày hết hạn thìc huyển sang nhà đăng ký tên miền khác để tiết kiệm chi phí.

- Phương thức thanh toán 9/10: chấp nhận Paypal và thẻ Visa, họ sẳn sàng chấp nhận thanh toán Paypal ngay cả khi trả 1.99$ mà các nhà cung cấp khác không làm được.

- Giá cả 7/10: Yahoo small nổi tiếng với mua ban đầu rẻ nhưng gia hạn hơi cao và coupon giả giá của họ cũng ít.

-  Tổng quan: 7/10

Đăng ký tại domains.yahoo.com

2. Namecheap.com

 Namecheap được xem là đối thủ xứng tầm củaGodaddy nhất là sau vụ Godaddy bị tấn công thì tên tuổi của Namecheap thêm nổi bật.

- Giao diện quản lý 6/10: giao diện quản lý so với Yahoosmall thì hơi rườm rà với người mới bắt đầu nhưng nếu để ý kỹ thì cũng không đến nổi nào vì chúng ta chỉ quan tâm đến record A khi trỏ về website

- Phí gia hạn 8/10:  phí gia hạn chấp nhận được thông thường từ 9$-12$ cho năm thứ 2 trở đi

- Phương thức thanh toán 9/10: linh động như Yahoo chấp nhận Paypal, Visa, họ quản lý chặt mỗi coupon siêu giảm giá chỉ áp dụng cho 1 tài khoản thanh toán.

- Giá cả 8/10: Cái tên nói lên tất cả thường giá khởi điểm thường từ 3.99$ đến 12$, nhưng nếu biết cách thì giá khởi điểm khoảng 5$ -7$ tùy thời điểm khuyến mãi.  

- Tổng quan 8/10: nhờ có Namecheap.com làm động lực cho những nhà đăng ký khác tung ra các mã khuyến mãi khủng.

Đăng ký tại www.namecheap.com

3. Name.com

Name cũng là 1 trong những tên tuổi lớn trong những nhà đăng ký tên miền, tuy họ ít tung ra các code, promohay coupon khuyến mãi như Godaddy nhưng mức giá khá hoan nghênh.
- Giao diện quản lý 7/10: khó hơnYahoo small nhưng dễ hơn so với Namecheap
-Phương thức thanh toán 7/10: bên này mình chưa mua nhiều chỉ mua chuyển về đây 1 domain và thanh toán bằng Visanên cảm nhận tốt về điều này.

-Giá cả 7/10: so với Namecheap thì họ ít tung ra các coupon khuyến khích đăng ký mới hay chuyển về đây, giá chuyểnvề Name.com thấp hơn Godaddy nên mình hay chuyển về bên này.
-Phí gia hạn 8/10:  phí gia hạn từ 8$ - 12$ chấp nhận được.
-Tổng quan 7/10: toàn cục cho emnày 7/10 nhé
Đăng ký tại www.name.com

4. Namebright.com

Namebright là một cái tên mới nổi trong làng đăng ký tên miền thế giới nhưng rất ấn tượng, nhìn cái giao diện của họ khá đơn giản thích thú.

- Giao diện quản lý 8/10: hiện đại đơn giản rất dễ dàng quản lý vì họ chia thành các tab, thích hợp cho người mới sử dụng.

- Phương thức thanh toán 9/10: mình mua 1 tên miền và thanh toán bằng Visa diễn ra tốt đẹp

- Giá cả 8/10: do là nhà đăng ký tên miền mới gia nhập nên giá khá mềm, trong tháng 11 này họ chào 4,99$/năm/1 domain và miễn phí cái private thông tin.

- Phí gia hạn 8/10:  do mới đăng ký cũng chưa gia hạn lần nào nhưng nhìn mức giá gia hạn mình cho 8/10với 9$-12$ cho năm tiếp theo.

Tổng quan 7.5/10:  nhìn đơn giản đầy đủ

Đăng ký tại www.namebright.com

5. Godaddy.com

 Nếu google dẫn đầu thị trường tìmkiếm thì Godaddy là nhà đăng ký tên miền lớn nhất thế giới, họ rất năng độngtrong việc cho ra coupon giảm giá đăng ký mới, transfer nhưng cái dở là chính sách họ thay đổi cũng nhiều, mình ấn tượng là khả năng support và năng động củahọ, có lần do chậm gia hạn họ đòi 80$ phí redemption (chuộc lại) nhưng mìnhmail để giảm giá và họ đồng ý còn 15$.

- Giao diện quản lý 8/10: đây là nhà đăng ký tên miền đầu tiên mình tiếp cận sử dụng nên trong suy nghĩ xem nó là chuẩn mực, mặc dù vậy mình thấy giao diện quản lý của họ vẫn hơi rối rắm.

- Phương thức thanh toán 7/10: Họ chấp nhận Paypal, Visa tuynhiên với những coupon 1-3$ thì chỉ cho thanh toán qua Visa. Họ quản lý rất chặt với những mã siêu giảm giám mỗi tài khoản chỉ mua 1 một tên miền ứng với thẻ Visa đó, dù tạo tài khoản khác họ vẫn phát hiện ra và không chấp nhận, mộtcái gây bực bội là thanh toán dễ bị lỗi xảy ra khi coupon chỉ áp dụng tại Mỹ vàCanada.

- Giá cả 9/10:  giá cả tuyệt vời, họ là nhà đăng ký năng động nhất trong bất cứ thời điểm nào cũng cócoupon cho bạn lựa chọn, luôn luôn có code cho tạo mới, transfer về họ.

- Phí gia hạn 8/10:  phí gia hạn từ 8.49$ - 12$ cho tên miên .com nhìn chung chấp nhận được, khác với Yahoo small chỉ cho transfer away cách ngày hết hạn 60 ngày thì Godaddy còn hạn1 ngày vẫn có thể transfer away, thật tuyệt vời phải không!.

Tổng quan 8.5/10: gần như các bloger chuyên nghiệp với selfhost đều biết Godaddy
Đăng ký tại www.godaddy.com


Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Lợi Ích Của Việc Đăng Ký Máy Chủ Vps Như Thế Nào?

Lợi ích lớn khi thuê máy chủ ảo VPS 

Máy chủ ảo hay còn được gọi là VPS là từ viết tắt của Virtual Private Server, chúng là một trong những phương pháp dùng để phân chia các máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Những chiếc máy chủ ảo này chính là những thành phần quen thuộc ở những công ty phát triển phần mềm ( website, webmaster…)


Thế nhưng việc quản lý máy chủ ảo đòi hỏi những người quản lý phải có kinh nghiệm cao và những kỷ năng cần thiết, cho nên nhiều khách hàng hiện nay thường tìm đến những công ty phần mềm để thuê máy chủ ảo hoặc mua vsp để về sử dụng, và sẽ chịu sự quản lý và điều hành của những công ty này.

Chúng ta sẽ nhận thấy được mỗi máy chủ sẽ là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt với nhau, mỗi hệ thống máy chủ ảo này sẽ có riêng cho mình 1 hệ điều hành riêng, trong đó cũng sẽ có được toàn quyền để quản lý root và các bạn có thể khởi động lại hệ thống của mình bất cứ lúc nào mình muốn, chính vì ưu điểm này của mình mà các máy chủ ảo thường có thể hạn chế được 100% sự tấn công của các hack local.

Trên mỗi một server đang chạy share host thì cũng sẽ có nhiều webiste được phép chạy chung với nhau, chúng sẽ sử dụng chung 1 nguồn tài nguyên từ server, trong những trường hợp có 1 webiste nào đó bị tấn công Ddos, hay botnet quá nhiều và mạnh thì việc ảnh hưởng đến chất lượng của các website là một điều dễ dàng, nhưng với việc mua VPS thì các website này hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì đến chất lượng.

Trong trường hợp các bạn thuê riêng cho mình một server riêng thì việc phải bỏ ra một chi phí cực lớn sẽ là một vấn đề nan giải về kinh tế cho quý khách, thế nhưng với việc thuê VPS của các công ty phần mềm thì các bạn sẽ có những chi phí tiết kiệm lớn cho mình nhưng vẫn đảm bảo hoạt động của các máy chủ ảo này luôn ổn định và hoạt động như 1 server riêng biệt.

Không chỉ thế mà trong những trường hợp các VPS của các bạn bị thiếu tài nguyên thì các bạn còn có thể nâng cấp chúng một cách dễ dàng nhất mà không phải mất công sức và thời gian để khởi động lại hệ thống này. Chính với những lợi ích lớn khi thuê máy chủ ảo VPS mà đã có nhiều khách hàng lớn tìm đến công ty chúng tôi để mua máy chủ về phục vụ cho công ty của mình, đem lại những hiệu ích công việc và kinh tế tốt nhất cho mình.

6 Nguyên Tắc Cần Tuân Thủ Khi Lựa Chọn Tên Miền Việt Nam

Tên miền là do bạn tự chọn theo mục đích sử dụng, tuy nhiên để tên miền có ấn tượng và hiệu quả bạn nên chọn.

- Tên thương hiệu công ty, sản phẩm, dịch vụ

- Tên viết tắt của công ty, sản phẩm, dịch vụ

- Tên miền càng ngắn gọn, dễ nhớ càng tốt.

- Nên đăng ký nhiều tên miền bao vây để bảo vệ thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của công ty nhằm hạn chế việc các đối thủ cạnh tranh, các đối tượng đầu cơ tên miền có cơ hội đăng ký các tên miền "nhái" nhằm hướng lượt truy cập tới Website khác khiến bạn và doanh nghiệp có thể bị mất uy tín, chiếm khách hàng...


Dưới đây là 6 nguyên tắc cần tuân thủ khi lựa chọn tên miền

a) Tên miền do tổ chức, cá nhân tự chọn để đăng ký phải đảm bảo không có các cụm từ xâm phạm đến lợi ích quốc gia hoặc không phù hợp với đạo đức xã hội, với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; ( Tra cuu ten mien ) phải thể hiện tính nghiêm túc để tránh sự hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt.

b) Các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài tham gia hoạt động Internet được đăng ký sử dụng tên miền cấp 2 dưới tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" (trừ các tên miền chung cấp 2 (gSLD) được quy định tại điểm 1.2 và điểm 1.3, khoản 1 mục II nêu trên) và tên miền cấp 3 dưới tên miền chung cấp 2.

c) Các cơ quan Đảng, Nhà nước phải sử dụng mua tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" và lưu giữ thông tin trong các máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam đối với trang thông tin điện tử chính thức của mình.

d) Tên miền là tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước chỉ dành cho tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước. Tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm đăng ký giữ chỗ với Trung tâm Internet Việt Nam để bảo vệ. Tổ chức, cá nhân khác không phải là đối tượng nêu trên không được đăng ký, sử dụng các tên miền này.

đ) Khi được cấp tên miền cấp 2 dưới tên miền quốc gia Việt Nam ".vn", các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nếu có nhu cầu chỉ được cấp tên miền cấp 3 dưới tên miền cấp 2 của mình cho các đơn vị thành viên, các cá nhân đang làm việc trong cơ quan để sử dụng nội bộ, đồng thời phải có trách nhiệm quản lý các tên miền dưới tên miền của mình. Cá nhân không được cấp tên miền cấp 3 dưới tên miền cấp 2 của mình cho các tổ chức, cá nhân khác.

e) Chỉ có Nhà đăng ký tên miền ".vn" mới được cấp tên miền cấp 3 dưới tên miền cấp 2 ".vn" cho các tổ chức, cá nhân khác.

6 Quy Tắc Để Chọn Được Tên Miền Tốt

Quy tắc 1: Tên miền càng ngắn càng tốt

Mặc dù một tên miền ngắn thì rất khó đăng ký hiện nay ( tất cả tên miền .com,.net,.org có ít hơn 4 ký tự đều đã được đăng ký hết ), nhưng trừ khi bạn muốn tên miền là tên đầy đủ của công ty bạn, bạn nên chọn tên miền ngắn nhất có thể được ( msn.com, hp.com, ...). Tên miền ngắn thì dễ nhớ, dễ gõ địa chỉ, và dễ dàng khi cần thiết kế nhãn hiệu, logo...


Quy tắc 2: Tên miền dễ nhớ

Bạn sẽ dễ dàng để nhớ các tên nhu Art.com, Business.com... Bạn cũng có thể nhớ những tên đặc biệt như Yahoo.com, Amazon.com hay Google.com. Những tên miền có một ý nghĩa đặt biệt, và khi phát âm giàu âm điệu, dễ nghe, dễ đọc thì sẽ dễ nhớ hơn. Hãy đọc to và nhiều lần tên miền mà bạn muốn đăng ký. Nếu chúng khó phát âm, khó nhớ, dễ gây nhầm lẩn, hãy chọn tên miền khác. Những tên miền ngộ nghĩnh thì cũng dễ nhớ ( Alibaba.com, Umbala.com,...).Trong thế giới của internet, tất cả mục đích của một tên miền, đó là luôn ở trong trí nhớ của khách hàng.

Quy tắc 3: Tên miền không gây nhầm lẫn

Một tên miền tốt phải không tương tự hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên miền sẵn có. Nếu tên miền sẵn có là một thương hiệu đã được đăng ký, bạn có thể gặp rắc rối khi sử dụng tên miền tương tự. Một khía cạnh cần phải lưu ý là tên miền của bạn cần phải dễ đọc khi bạn phải đọc tên miền cho ai đó qua điện thoại. Đừng dùng các dấu gạch ngang ( - ) trong tên miền của bạn ( trừ khi bắt buộc ), bởi vì rất dễ nhầm lẫn khi đọc và và gõ các tên miền loại này.

Quy tắc 4: Tên miền khó viết sai

Nếu mọi người có thể viết sai cái gì đó, họ sẽ viết sai! Tên miền càng dài và càng phức tạp thì càng nhiều khả năng bị viết sai. Nếu tên miền của doanh nghiệp bạn dài hoặc rắc rối, bạn sẽ mất đi nhiều khách hàng. Một số kẻ sẽ lợi dụng sự nhầm lẫn của người truy cập khi gõ sai một địa chỉ của để chỉ đến một website khác.

Quy tắc 5: Tên miền phải liên quan đến tên hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bạn

Điều này có vẻ rõ ràng và hiển nhiên, nhưng lại không dễ thực hiện. Nếu như bạn không thể tìm chính xác tên miền cho doanh nghiệp của bạn, đừng bỏ cuộc. Hãy thử tìm một tên nói lên chức năng, công việc chính hay mô tả tính độc đáo của doanh nghiệp bạn. Nếu doanh nghiệp của bạn có tên là A và hoạt động chính của bạn là hotel, thì tên thích hợp sẽ là www.Ahotel.com. Bạn cũng có thể xem xét khả năng dùng các tên miền có phần đuôi là .BIZ, .INFO nếu không tìm được tên có phần đuôi .COM,.NET,.ORG.

Quy tắc 6: Tên miền phải xây dựng dựa trên khách hàng mục tiêu

Với rất nhiều phần đuôi của tên miền hiện nay, nguời sử dụng interrnet phần lớn vẫn quen thuộc với những tên miền .com, .net, .org. Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là toàn cầu, tên miền .COM, .NET sẽ có lợi cho bạn. Nếu bạn muốn nhấn mạnh doanh nghiệp bạn ở một quốc gia, bạn sẽ xem xét để có một tên miền quốc gia ( .VN, .UK, .DE,...) và đó là sự chọn lựa đúng đắn của bạn

10 Ưu Điểm Của Máy Chủ VPS

Máy chủ ảo VPS được hiểu đơn giản là dạng máy chủ được tạo thành bằng cách chia tách một máy chủ vật lý theo phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa thành những máy chủ ảo khác có tính năng giống như máy chủ riêng, sử dụng tài nguyên sẵn có từ máy chủ vật lý ban đầu.


Những ưu điểm của máy chủ ảo VPS:

1.VPS phù hợp xây dựng các hệ thống Web Server, Mail Server, Backup/Storage Server…

2.Cùng cài đặt trên cùng một hệ thống server thì số lượng VPS luôn ít hơn rất nhiều so với số lượng hosting nên sử dụng VPS thì hiệu suất cao hơn và ổn định hơn hosting.

3.Với VPS, khách hàng toàn quyền sử dụng, quản lý độc lập.

4.Dữ liệu truyền tải giữa các chi nhánh trong và ngoài server có tốc độ cao, ổn định và bảo mật tối đa.
5.Bảo trì, sửa chữa dễ dàng trong thời gian rất ngắn do không phải cài đặt lại từ đầu.

6.Cài đặt được nhiều ứng dụng theo nhu cầu sử dụng.

7.Khả năng tự restart khi gặp lỗi. Khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn, VPS phục hồi trong thời gian ngắn, nhanh chóng do công nghệ ảo hóa có thể copy, clone các tài nguyên hệ thống đơn giản, dễ dàng.

8.Nâng cấp tài nguyên RAM, HDD, Băng thông bất cứ khi nào mà không ảnh hưởng gián đoạn dịch vụ do không cần ngừng hệ thống.

9.Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu do không phải đầu tư nhiều vào máy chủ vật lý hay thuê không gian chỗ đặt, kể cả trong quá trình sử dụng do không bị lãng phí tài nguyên, không cần đầu tư thêm mà vẫn có thể mở rộng số lượng dịch vụ.

10.Có thể quản trị từ xa, quản lý theo nội bộ riêng doanh nghiệp.

Cách Gõ Tên Miền (Domain) Dễ Nhất

Hướng dẫn cách gõ tên miền tiếng việt 


Vấn đề đầu tiên của tên miền tiếng Việt chính là việc làm sao gõ chính xác tên miền bằng tiếng Việt. Do đặc thù ngôn ngữ, gõ tiếng Việt trên trình duyệt web là trở ngại của rất nhiều người trong và ngoài nước, nhất là thói quen gõ tên miền không dấu đã phổ biến và là thói quen khó thay đổi mặc dù VNNIC đã hướng dẫn cách sử dụng phím Control thay cho phím dấu cách (space bar). Ngoài ra, để gõ được đầy đủ tên miền thì người dùng sẽ tốn thêm nhiều lần gõ phím.

Ông Đỗ Công Diễn, Giám đốc Kỹ thuật của website Nganluong.vn cho biết “Gõ tiếng Việt trên trình duyệt sẽ là khó khăn rất lớn của người nước ngoài. Ngay cả với người Việt Nam, nếu không có Unikey, Vietkey hay công cụ gõ chuyên dụng cũng khó có thể gõ được chính xác tên miền tiếng Việt. Nếu dùng các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng thì càng khó để gõ được tên miền”.

“Nếu không biết cách dùng phím Control thì người dùng phải dùng phím Space bar để tạo khoảng trắng giữa các từ trong tên miền rồi dùng phím Back space để xoá những khoảng trắng đó. Ví dụ: tênmiềntiếngviệt.vn nếu gõ bình thường sẽ phải tách ra thành "tên_miền_tiếng_việt .vn" rồi chỉnh lại rất mất thời gian”, chị Trương Thu Trang, Chuyên viên phụ trách nội dung 3G tại một công ty về Nội dung số bổ sung.

Rõ ràng việc gõ chính xác, đầy đủ tên miền với ngôn ngữ Việt Nam trên nhiều thiết bị khác nhau là một trong những trở ngại lớn. Đây cũng là nhận định của nhiều chuyên gia, cộng đồng mạng. Thậm chí một số người còn đề xuất nên có một trình duyệt riêng của Việt Nam tích hợp sẵn bộ gõ tiếng Việt hoạt động trên nhiều nền tảng và thiết bị khác nhau. Ngay cả trường hợp có được các chương trình này thì vấn đề người nước ngoài có sử dụng như thế nào cũng không đơn giản.